Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một cường quốc trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm. Ngành nông nghiệp Việt Nam ngày nay đóng góp một phần quan trọng cho nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho phần lớn lực lượng lao động của đất nước. Việt Nam tự hào là nước xuất khẩu gạo và cà phê lớn thứ hai thế giới, đồng thời đã ký kết được các hiệp định song phương - bao gồm Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam (PCA) và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) – mang đến nhiều lợi ích cho các nhà nhập khẩu khi lựa chọn nông sản và thực phẩm xuất xứ Việt Nam.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về hiện trạng ngành nông nghiệp Việt Nam . Ngoài ra, chúng tôi sẽ đề cập đến những lợi ích chính của việc nhập khẩu nông sản và thực phẩm từ Việt Nam.
Việt Nam xuất có thể xuất khẩu những loại thực phẩm gì?
Ngành nông nghiệp là một phần không thể thiếu đối với Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động của đất nước. Là một trong hai nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu thế giới, Việt Nam hiện nay có thể sản xuất nhiều loại nông lâm thủy hải sản và thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo thống tổng cục thống kê Việt Nam, ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 tăng 2,31%, lâm nghiệp tăng 4,97% và thủy sản tăng 2,31% – tất cả đều có mức tăng trưởng dương trong nửa đầu năm 2023, điều này cho thấy sự phục hồi nhanh sau Covid-19 và hứa hẹn phát triển trong năm 2024.
Các mặt hàng nông lâm thủy hải sản và thực phẩm xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam bao gồm:
• Gạo
• Cà phê
• Hải sản gồm tôm, cá và mực.
• Rau quả, các loại trái cây nhiệt đới đa dạng như thanh long, sầu riêng, chôm chôm, dứa…
• Gia vị: quế, hồi, tiêu…
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xuất khẩu các loại nông lâm thủy hải sản thực phẩm đã qua chế biến như hoa quả, thủy hải sản đóng hộp, mì ăn liền, bánh kẹo…
Nhập khẩu nông sản từ Việt Nam mang lại lợi ích gì cho Nhà nhập khẩu?
Khả năng cung cấp các loại nông lâm sản đa dạng, chất lượng cao khiến cho Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đối với các nhà nhập khẩu hiện nay. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những lợi ích của nhà nhập khẩu trong việc tìm kiếm và lựa chọn nguồn cung ứng nông lâm sản từ Việt Nam.
Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trên thế giới. Đối với các nhà nhập khẩu từ các quốc gia có các hiệp định này, việc tìm nguồn cung ứng từ Việt Nam mang đến những cơ hội chiến lược. Chúng ta cùng điểm qua một số hiệp định thương mại tự do đáng chú ý bao gồm:
• AFTA: Là thành viên của ASEAN, Việt Nam là thành viên của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA). Hiệp định này hỗ trợ thương mại và sản xuất giữa các nước thành viên, bao gồm Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Brunei.
• EVFTA: Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam có hiệu lực vào năm 2020 là một sự hỗ trợ lớn khi EU và Việt Nam có kế hoạch xóa bỏ 99% tất cả các loại thuế và hàng rào hải quan.
• CPTPP: Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hỗ trợ Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei, Australia, New Zealand, Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico và Peru, có hiệu lực từ năm 2019.
• IPEF: Thỏa thuận khuôn khổ khối Kinh tế Thịnh vượng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gồm Mỹ, Úc, New Zealand, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.
Vị trí chiến lược - dịch vụ logistics cạnh tranh
Việt Nam có vị trí rất thuận lợi cho ngành logistics và chuỗi cung ứng, cung cấp nhiều lựa chọn vận chuyển đến các nước khác bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển và đường sắt. Vì vậy, nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam và của Thế giới đang khai thác thế mạnh này một cách hiệu quả như Maersk, Gemadept, DHL, UPS, Kuehne + Nagel, Schenker, Expeditors…
Đặc biệt nhất, Việt Nam có đường bờ biển dài 1.900 km và 44 cảng biển quốc tế trong tổng số 320 cảng biển trên Thế giới với tổng công suất 470-500 triệu tấn hàng mỗi năm. Điêu này giúp Việt Nam trở thành một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong bức tranh thương mại toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam đem đến lợi thế về thời gian và chi phí – hai yếu tố then chốt được các nhà nhập khẩu thế giới quan tâm hàng đầu.
Lợi thế cạnh tranh khác
Chi phí lao động của Việt Nam hiện nay đang ở mức tương đối thấp hơn so với các quốc gia lân cận (trung bình khoảng 1/3 Trung Quốc), tiền lương cũng đang tăng chậm. Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu lực lượng lao động rất lớn chiếm 56% trong tổng số 98 triệu dân.
Năng lực sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm và nông lâm nghiệp của Việt Nam đã được chứng minh bằng những con số ấn tượng trên thị trường Quốc tế: là nước xuất khẩu gạo và cà phê lớn thứ hai thế giới, lần lượt là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ bảy và thứ năm trên thế giới, nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba Thế giới…
• Gạo Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Á và châu Phi, cùng với
Philippines và Trung Quốc là hai nước đứng đầu.
• Thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam bao gồm Châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản và
Anh.
• Thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu.
Làm thế nào để tìm nhà cung cấp ở Việt Nam?
Do Việt Nam là một nước có nguồn cung cấp các sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm dồi dào nên việc tìm được nhà cung cấp tại Việt Nam khá dễ dàng. Tuy nhiên, để tìm một nhà cung cấp có đủ uy tín, kinh nghiệm và năng lực làm việc với khách hàng nước ngoài cần phải tìm hiểu, lựa chọn kỹ lưỡng.
Hầu hết các công ty xuất khẩu của Việt Nam đều có trang web khách hàng liên hệ. Tuy nhiên, việc giao tiếp bằn tiếng Anh là một trở ngại lớn đối với các Công ty vừa và nhỏ của Việt Nam. Một lựa chọn khác có thể khả quan hơn là tìm các nhà xuất khẩu nông lâm, thủy hải sản Việt Nam đã quen với thương mại quốc tế thông qua các hiệp hội.
Thực hành tốt nhất: Kiểm soát chất lượng thực phẩm tại Việt Nam
Khi bạn đã có danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, việc kiểm tra độ tin cậy của họ thông qua việc đánh giá nhà cung cấp luôn là một cách làm mang lại hiệu quả tốt. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của sản phẩm. Mỗi nước có những quy định khác nhau tùy vào loại sản phẩm nhập khẩu. Để nhập khẩu từ Việt Nam, bạn nên kiểm tra các yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước mình. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra các sản phẩm tại cơ sở của nhà cung cấp để đảm bảo được cung cấp đúng số lượng và chất lượng cho bạn. Các dịch vụ kiểm tra chất lượng thực phẩm Việt Nam này bao gồm: kiểm tra trước khi sản xuất, khảo sát/khảo sát hư hỏng, giám sát xếp/dỡ hàng và các dịch vụ khác.
Kết luận: Lợi ích của việc nhập khẩu thực phẩm và nông sản từ Việt Nam: Hướng dẫn cho nhà nhập khẩu
Việt Nam là điểm đến tiềm năng về nguồn cung cấp thực phẩm, nông sản và thủy sản. Tuy nhiên, việc tìm được nhà cung cấp uy tín là điều không dễ dàng, đặc biệt khi chưa quen với thị trường nội địa. EximGroup với hơn 18 năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu Nông Lâm Sản, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn tất cả các Sản Phẩm Nông Lâm Sản tại Việt Nam với chất lượng yêu cầu và giá cả cạnh tranh nhất. Bên cạnh đó, dựa trên uy tín của mình, chúng tôi còn có mạng lưới nhà máy, nhà cung cấp, chuỗi cung ứng đối tác rộng khắp trên toàn quốc, có thể cung cấp hầu hết các mặt hàng Việt Nam mà bạn quan tâm. Để hỗ trợ khách hàng quốc tế và nâng cao ngành xuất khẩu của Việt Nam, chúng tôi cung cấp Dịch vụ xúc tiến xuất nhập khẩu miễn phí bao gồm kết nối và cung cấp thông tin về tất cả những gì bạn cần tại Việt Nam.